Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Nhằm tạo ra một không gian đối thoại, thảo luận sâu rộng giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức (ngày 30/09/2024 tại Hà Nội) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, ý tưởng và tầm nhìn về các chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ (CGCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tạp chí xin trích đăng một số ý kiến nổi bật tại Diễn đàn.

Lời mở đầu

Với mong muốn cung cấp những góc nhìn, tài liệu tham khảo có giá trị cho cộng đồng về hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tình hình hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam xuất bản ấn phẩm đặc biệt với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam”. Nội dung ấn phẩm mang lại các góc nhìn đa chiều và thực tiễn về đổi mới sáng tạo - từ cơ chế, chính sách đến những thành tựu nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp, ngành, địa phương...

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong những năm qua, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đã mang lại hiệu quả trong mọi lĩnh vực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB). Mặc dù vậy, các địa phương trong Vùng cần tiếp tục bám sát quan điểm phát triển đất nước tại Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 là “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST)”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, đóng góp hiệu quả cho phát triển KT-XH của từng địa phương trong vùng và đất nước.

Đây là các nhận định được nêu lên tại Hội nghị Giao ban Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vùng TD&MNPB lần thứ XIX diễn ra ngày 10/10/2024 tại Cao Bằng.

Các chủ nhân của Giải Nobel năm 2024

Từ năm 1901 đến năm 2024, Giải Nobel đã được trao 627 lần cho 1.012 cá nhân và tổ chức. Từ ngày 07 đến ngày 14/10/2024, sáu giải Nobel: y sinh, hóa học, vật lý, văn học, hòa bình và kinh tế đã được trao cho những thành tựu mang lại lợi ích lớn cho  nhân loại. Tạp chí xin giới thiệu cùng bạn đọc những nhà khoa học đoạt Giải Nobel năm 2024 và các công trình nền tảng của họ.

Sự phát triển công nghệ sinh học và hành vi phạm tội tiềm ẩn

Với tội phạm truyền thống, công nghệ sinh học (CNSH) phát triển về kỹ thuật di truyền, sinh học phân tử, độc học có thể dẫn đến nguy cơ phát triển vũ khí sinh học mới theo hướng: i) tăng độc lực và khả năng kháng kháng sinh; ii) tạo ra chủng vi sinh gây bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp; iii) tạo ra các sinh vật hoặc sản phẩm gây hại đến hệ sinh thái và con người. Ngoài ra, sự phát triển của CNSH cùng với sự phổ biến của internet, công nghệ siêu kết nối và cơ sở dữ liệu lớn có thể tạo nên những hình thức tội phạm mới như: phân biệt sinh học, tội phạm sinh học mạng, phần mềm sinh học độc hại, sản xuất thuốc tại nhà, chỉnh sửa gen bất hợp pháp, tống tiền về di truyền...